Giá: Liên hệ |
-
|
Hỗ trợ
Hotline: 0977763417
(Bán hàng cả Thứ Bảy và Chủ Nhật)
Tên sản phẩm: Ngựa thờ cúng.
Cơ sở sản xuất: Đồ thờ Sơn Đồng.
Số lượng: 1 đôi ( 2 ngựa thờ ).
Hình thức: Sơn son thếp vàng phủ hoàng kim.
Đôi ngựa kích thước :
Cao: 46cm
Dài : 37cm
Rộng : 11cm
Chất liệu : gỗ mít (Chất liệu chuyên làm đồ thờ).
Hình tượng: tượng ông ngựa thờ bằng gỗ thường có hai màu là ngựa gỗ màu đỏ, và ngựa gỗ màu trắng Ngựa gỗ thờ thường được thờ trên bốn bánh xe để có thể di chuyển dễ dàng trong các dịp tế lễ hay tiệc làng. Ngựa thờ gỗ thường trang trí yên cương, giáp, nhạc…Ngựa thờ thường được làm bằng gỗ mít.
– Gỗ mít đẹp có mùi thơm rất đặc trưng ngay cả trong quá trình sử dụng.
– Gỗ mít rất đẹp có chiều sâu ,tom gỗ nhỏ và thớ gỗ rất dai và dẻo.
– Gỗ mít đẹp có tính ổn định cao, ít co ngót cong vênh trong quá trình sử dụng, độ chắc chắn cực kì cao.
Sử Dụng: Phù hợp không gian phòng thờ đình,chùa, tư gia, điện thờ, dòng họ…
Ngựa gỗ để bàn
Ở Việt Nam, hình ảnh con ngựa đã in sâu vào tâm trí của nghệ sĩ dân gian, họ yêu thích, quý mến loài ngựa, muốn biến hình ảnh con ngựa thành một hình tượng nghệ thuật có tầm vóc ngang hàng với những linh vật khác được tôn thờ ở Việt Nam. Trong thơ ca cũng có nói đến ngựa nhưng ở Việt Nam ngựa không phải là động vật phổ biến, xưa chỉ có bậc quan chức mới có ngựa. Từ thời nhà Lý, đỗ trạng nguyên được ban mũ áo, võng ngựa vinh quy, đầu thế kỷ XX, vẫn còn có cảnh cưỡi ngựa về làng có lính hầu và lọng che. Ngựa cũng còn là một tiêu chí biểu thị sự quyền quý và cả quyền lực. Ngựa được người ta xem như một linh vật dụng cho các ngài (thần) đi lại, ngựa để các ngài đi chầu, đi giảng đạo. Trong dân gian thường quan niệm, âm dương nhất lý (tức lúc sống thế nào thì chết cũng như vậy), họ quan niệm khi các vị thánh còn sống dùng ngựa để xuất quân ra trận, dẹp loạn nên khi chết dưới âm dương hoặc trên trời cao vẫn thế các vị thần dùng ngựa để đi lại, đi chầu, hoặc giảng đạo. Ngựa gỗ thờ có hai màu sắc được thờ phổ biến nhất là màu đỏ và màu trắng, và mỗi màu sắc có ý nghĩa đặc biệt đối với một vị thần. Tục thờ ngựa bằng gỗ có từ rất lâu đời, nhất là ở các am, miếu và đền đài, truyền thống thờ ngựa thần đã có từ lâu đời
Ngựa còn được người Việt thờ trong những bức tranh giấy thờ cặp ngựa hồng, ngựa trắng. Trong các ngôi đình có những tượng ngựa gỗ đang đứng trên bốn bánh xe bày trong gian Tiền Tế. Nhiều ngôi đình còn có tượng ngựa đá bày giữa sân trông khá oai nghiêm. Trong các đền chùa ở Việt Nam vào thời Lê-Mạc, có hình ảnh loại ngựa có cánh được trang trí trên đồ gốm, trên gạch. Trong quan niệm về thế giới tâm linh, sau khi quá cố, những ông Quận công triều Lê Trung Hưng thường xây cho mình những lăng đá. Trong khuôn viên lăng phải có ngựa đá đôi con, quan hầu bằng đá cũng đôi vị.
Người dân quan niệm, ở trên trời cao, giữa dân gian và âm phủ các đức thánh cũng dùng ngựa để đi chầu, đi hành đạo nên khi họ đặt am miếu thờ cúng phải có ngựa thờ để thể hiện lòng thành kính của mình đối với các vị thần thánh của đất nước, những vị thánh đã có công mở mang bờ cõi, giữ vững bình yên cho đất nước. Cho nên, các am, cảnh, miếu, đình chùa người dân đều có ngựa thờ.
Địa chỉ liên hệ:
Đồ thờ Tâm Quang
Địa Chỉ: Xóm Gạch – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.
Hotline: Lập - 0977.763.417
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Nguyễn Văn Thắng Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội |
Nguyễn Văn Thắng Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội |